Ở miền Bắc, phần lớn các hợp đồng thuê đất công nghiệp chủ yếu là thuê đất diện tích lớn từ các nhà sản xuất Trung Quốc và Đài Loan trong các dự án sản xuất linh kiện điện tử và năng lượng mặt trời. Ngược lại, ở miền Nam nhận được đầu tư vào thực phẩm, đồ uống, cao su, nhựa, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, dệt may và may mặc với hợp đồng thuê đất diện tích nhỏ hơn.

Nhận diện khẩu vị của ‘ông lớn’ FDI

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, tính đến hết quý I/2024, cả nước có 418 khu công nghiệp (trong đó có 4 khu chế xuất) đã thành lập tại 61/63 tỉnh, thành phố với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 129,9 nghìn ha. Tổng diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 89,2 nghìn ha. Bao gồm 371 khu công nghiệp nằm ngoài các khu kinh tế, 39 khu công nghiệp nằm trong các khu kinh tế ven biển, 8 khu công nghiệp nằm trong các khu kinh tế cửa khẩu.

Các khu công nghiệp, khu kinh tế đã thu hút trên 10.400 dự án đầu tư trong nước và trên 11.200 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký tương ứng trên 2,54 triệu tỷ đồng và 231 tỷ USD. Vốn FDI trong khu công nghiệp, khu kinh tế chiếm khoảng 35 – 40% tổng vốn FDI đăng ký tăng thêm của cả nước trong những năm gần đây.

Tính đến nửa năm 2024, đơn vị nghiên cứu Savills cho biết khu vực phía Bắc có nguồn cung dồi dào hơn do quá trình giải phóng mặt bằng nhanh hơn với nhiều khu đất được chuyển đổi thành công từ đất nông nghiệp.

Giá thuê BĐS công nghiệp sẽ tiếp tục tăng

Ông John Campbell, Phó giám đốc bộ phận dịch vụ công Nghiệp Savills TP. HCM dự báo, giá thuê bất động sản công nghiệp ở cả miền Bắc và miền Nam sẽ tiếp tục tăng trong năm nay, mặc dù nguồn cung giữa hai trung tâm công nghiệp nay có sự khác biệt.

Tương tự, đơn vị CBRE Việt Nam cũng dự báo trong 3 năm tới, giá thuê đất công nghiệp dự kiến tăng 3-9%/năm ở miền Bắc và 3-7%/năm ở miền Nam. Giá thuê kho, nhà xưởng xây sẵn cũng tăng nhẹ 1-4%/năm.

 

Do đó, theo VARS, nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư và nâng cấp hạ tầng giao thông, logistics, và các tiện ích công nghiệp để hỗ trợ sự phát triển của các khu công nghiệp. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp. Đầu tư vào giáo dục và đào tạo nghề, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao và tự động hóa, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tận dụng 15 năm còn lại của thời kỳ dân số vàng.

Nguồn: Vietnamfinance

Bài viết cùng chuyên mục

Danh sách khu công nghiệp tại Thái Nguyên | Cập nhật 2025

Danh sách khu công nghiệp tại Thái Nguyên | Cập nhật 2025

Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc của Việt Nam. Nhờ vị trí, giao thông thuận lợi và chính sách ưu đãi hấp dẫn , các khu công nghiệp Thái Nguyên không ngừng thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cùng [...]
Ngày nào mở hàng, khai trương tốt nhất năm Ất Tỵ 2025

Ngày nào mở hàng, khai trương tốt nhất năm Ất Tỵ 2025

Theo chuyên gia, năm Ất Tỵ 2025 có một ngày đẹp nhất, được cho là lợi thiên lợi địa, phù hợp để khai trương, mở hàng, mở kho. Theo quan niệm phong thủy, việc chọn ngày đẹp, giờ đẹp hay người hợp tuổi cho ngày khai trương, mở hàng, mở kho đầu năm mới sẽ [...]
Nam Định: Khởi Công KCN Mỹ Thuận hơn 1.600 Tỷ Đồng

Nam Định: Khởi Công KCN Mỹ Thuận hơn 1.600 Tỷ Đồng

Ngày 25 tháng 11 năm 2021, tỉnh Nam Định đã chính thức khởi công Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng KCN Mỹ Thuận, đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong chiến lược thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp của tỉnh.  1. Tổng Quan Dự Án KCN Mỹ Thuận: [...]