
Phòng cháy chữa cháy trong nhà xưởng doanh nghiệp là điều kiện bắt buộc theo quy định pháp luật để được phép hoạt động và đảm bảo an toàn. Do vậy các doanh nghiệp cần nắm bắt được quy định về tiêu chuẩn thiết kế hệ thống PCCC nhà xưởng dưới đây để hạn chế rủi ro và hậu quả nghiêm trọng khi xảy ra cháy nổ.
1. Tìm hiểu về hệ thống PCCC nhà xưởng

Hệ thống PCCC trong nhà xưởng ra đời nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và của do hỏa hoạn gây ra. Các doanh nghiệp tại Việt Nam dù lớn nhỏ đều cần nhận thức được tầm quan trọng của việc trang bị hệ thống PCCC nhà xưởng đầy đủ.
Cấu tạo của hệ thống PCCC nhà xưởng bao gồm các thành phần như sau:
- Thiết bị phát hiện hỏa hoạn: Bộ phận này sẽ tích hợp các cảm biến khói nhạy bén, phát hiện ra khói ngay lập tức và truyền tín hiệu đến trung tâm điều khiển. Trung tâm này sẽ kích hoạt hệ thống báo động khi nhận được tín hiệu. Các cảm biến nhiệt độ sẽ báo động khi nhiệt độ vượt quá mức cho phép, đảm bảo an toàn tối đa.
- Hệ thống thông báo và liên lạc khẩn cấp: Hệ thống này có chức năng thông báo đến toàn bộ nhân viên trong nhà xưởng khi có sự cố cháy nổ. Thêm vào đó, hệ thống này được kết nối trực tiếp với các cơ quan cứu hỏa và lực lượng PCCC, cho phép phản ứng nhanh chóng và hiệu quả trước các tình huống khẩn cấp.
- Hệ thống dập tắt lửa tự động: Quá trình lắp đặt hệ thống dập lửa bao gồm nhiều phương thức khác nhau, chẳng hạn như hệ thống phun nước tự động, sử dụng hóa chất khô, hệ thống khí C02 và hệ thống sử dụng bọt Foam. Mỗi hệ thống đều được lựa chọn kỹ lưỡng để phù hợp với đặc điểm cụ thể nhà xưởng.
3 loại hệ thống PCCC nhà xưởng:
- Hệ thống PCCC vách tường: hệ thống sử dụng nước để dập lửa, đặt vào vách tường, hành lang hay cầu thang thoát hiểm. Khi sự cố cháy nổ xảy ra, chỉ cần mở van chặn nước áp lực cao để phun nước ra và chữa cháy. Hệ thống này được dùng phổ biển cho xưởng cơ khí, điện tử…
- Hệ thống PCCC tự động Sprinkler: Hệ thống này sử dụng vòi xả kín và được cài đặt ở chế độ thường trực. Khi nhiệt độ đạt quá ngưỡng cài đặt, hệ thống sẽ tự động kích hoạt để thực hiện việc dập cháy. Thường hệ thống này hay sử dụng trong các nhà xưởng nhỏ, nhà xưởng may mặc, sản xuất vải, bông, len…
- Hệ thống PCCC bằng tay: bao gồm bình chữa cháy cơ động, bộ van, lăng phun, cuộn vòi, hộp chữa cháy gắn tường…
2. Quy định về tiêu chuẩn thiết kế hệ thống PCCC nhà xưởng chi tiết nhất

Quy định an toàn về thiết kế PCCC nhà kho – xưởng với doanh nghiệp
Điều kiện an toàn về tiêu chuẩn PCCC với mọi cơ sở
- Theo điều 7 Nghị định 79 PCCC, các cơ sở kinh doanh có nhà kho chứa hàng hóa, vật tư dễ cháy, vật tư không cháy nhưng có bao bì cháy được,…
- Có đầy đủ nội quy, quy định, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy và thoát nạn phù hợp với tính chất hoạt động của cơ sở.
- Có phân công cụ thể trách nhiệm và nhiệm vụ về phòng cháy và chữa cháy trong nội bộ cơ sở.
- Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; các thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt và việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
- Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh hoặc dịch vụ.
- Thành lập lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc chuyên ngành đã được huấn luyện nghiệp vụ, luôn trong trạng thái sẵn sàng ứng phó khi có cháy nổ.
- Có phương án chữa cháy và thoát nạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 21 của Nghị định.
- Trang bị hệ thống giao thông nội bộ, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy; hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy; phương tiện chữa cháy và cứu người phù hợp với đặc điểm cơ sở, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng và hoạt động theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định của Bộ Công an.
- Có văn bản thẩm duyệt thiết kế và biên bản nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy do cơ quan Cảnh sát PCCC cấp đối với công trình nhà kho hàng hóa, vật tư có khối tích từ 1.000 m³ trở lên.
- Có hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động phòng cháy chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.
Lưu ý: Các yêu cầu trên phải được duy trì và thực hiện nghiêm túc trong suốt quá trình vận hành kho.
Điều kiện an toàn về PCCC đối với công trình cao tầng, nhà khung thép mái tôn
- Đối với nhà xưởng trống sử dụng kết cấu khung thép mái tôn có diện tích vượt quá giới hạn khoang ngăn cháy theo quy định, yêu cầu về thiết kế phòng cháy chữa cháy cần được đảm bảo như sau:
- Phải có giải pháp ngăn cháy lan hiệu quả, thông qua việc sử dụng kết cấu xây dựng phù hợp hoặc trang bị hệ thống phòng cháy và chữa cháy đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật. Đồng thời, cần áp dụng các biện pháp nhằm tăng giới hạn chịu lửa cho các cấu kiện xây dựng chính, phù hợp với các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy, nhằm giảm thiểu nguy cơ công trình bị sụp đổ khi xảy ra hỏa hoạn.
Yêu cầu về PCCC khi thiết lập dự án và thiết kế xây dựng công trình
Điều 13 Nghị định 79 trình bày về yêu cầu nội quy phòng cháy chữa cháy trong trường hợp cải tạo công trình, thay đổi tính chất sử dụng, lập dự án thiết kế xây mới thuộc diện phải thẩm duyệt, cần đảm bảo:
- Địa điểm xây dựng công trình phải đảm bảo khoảng cách an toàn về PCCC với các công trình xung quanh.
- Bậc chịu lửa của công trình cần phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của công trình, có giải pháp đảm bảo ngăn cháy và chống cháy lan giữa các hạng mục của công trình và giữa công trình này với công trình khác.
- Lối thoát nạn, thiết bị chiếu sáng, thông gió hút khói, chỉ dẫn lối thoát nạn, báo tín hiệu… phải đảm bảo cho việc thoát nạn an toàn và nhanh chóng.
- Hệ thống giao thông, bãi đỗ phục vụ cho phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động cần đảm bảo kích thước và tải trọng.
- Hệ thống báo cháy, chữa cháy và các phương tiện chữa cháy đảm bảo số lượng, vị trí lắp đặt và các thông số kỹ thuật phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của công trình theo quy định kỹ thuật về PCCC nhà xưởng.
Thiết kế và thẩm duyệt thiết kế PCCC nhà kho
Đối với thiết kế PCCC nhà xưởng, kho hàng hóa vật tư có khối tích từ 1.000m3 thì cần có thiết kế và thẩm duyệt thiết kế PCCC. Hồ sơ làm thẩm duyệt bao gồm:
- Đơn đề nghị xem xét, xin ý kiến và giải pháp PCCC.
- Văn bản của cấp có thẩm quyền về việc cho phép đầu tư
- Bảng dự toán tổng kinh phí đầu tư
- Bản vẽ công trình cùng thuyết minh thiết kế cơ sở, trong đó đáp ứng được các giải pháp PCCC quy định tại điều 13.
Biển báo, bảng tiêu lệnh, nội quy PCCC tiêu chuẩn cho nhà xưởng

- Biển báo PCCC: Thông báo về vị trí, thiết bị và chức năng của các phương tiện/ thiết bị phòng và chữa cháy. Biển báo phải đáp ứng yêu cầu về màu sắc, nổi bật và đạt kích thước theo quy định. Nội dung biển báo cần rõ ràng, dễ đọc và có biểu tượng hoặc hình ảnh để dễ hình dung.
- Bảng tiêu lệnh, nội quy PCCC: được đặt tại các vị trí dễ quan sát trong nhà xưởng. Nội dung tiêu lệnh, nội quy phải rõ ràng, chứa đủ thông tin, quy tắc và hướng dẫn PCCC cho người lao động tùy vào từng khu vực nhà xưởng.
Trách nhiệm PCCC doanh nghiệp cần phải tuân thủ
- Thực hiện nghiêm các điều kiện và yêu cầu an toàn về PCCC theo nghị định 79 về PCCC.
- Thành lập đội PCCC cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ về PCCC, kỹ năng hướng dẫn thoát nạn và sơ cấp cứu cho người bị nạn.
- Bắt buộc phải gắn niêm yết các bảng nội quy PCCC kho, tiêu lệnh PCCC, bảng cấm lửa, cấm hút thuốc… trong khuôn viên kho hoặc tại những nơi mang tính chất nguy hiểm, có nguy cơ cháy nổ.
Việc thiết kế và xây dựng nhà xưởng đã tốn nhiều ngân sách và đảm bảo các quy chuẩn nghiêm ngặt, thêm vào đó, nếu để đáp ứng được quy định PCCC nhà xưởng đúng pháp luật cần phải đầu tư nhiều, thường xuyên tổ chức, giám sát kho, luôn trong trạng thái đề phòng trước nguy cơ rủi to cháy nổ… Với việc áp dụng những quy định mà Nguyen Giap General giới thiệu trên, bạn sẽ đảm bảo an toàn cho nhà xưởng của mình, tài sản doanh nghiệp và cho cả người lao động. Tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về quy chuẩn xây dựng nhà xưởng, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.