Phiên bản mới của khu vực thương mại tự do giữa Trung Quốc và ASEAN không chỉ mở rộng phạm vi sang các lĩnh vực mới như kinh tế số, kinh tế xanh và kết nối chuỗi cung ứng, mà còn được kỳ vọng sẽ tạo động lực tăng trưởng mạnh mẽ, củng cố sự hội nhập và ổn định trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động.

Trung Quốc và Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã hoàn tất những cuộc đàm phán nhằm nâng cấp khu vực thương mại tự do giữa hai bên, mở rộng bao gồm kinh tế số, kinh tế xanh và các ngành công nghiệp mới khác, theo thông báo của Bộ Thương mại Trung Quốc hôm thứ Tư (21/5).

Siêu cường châu Á chốt thỏa thuận thương mại 234 tỷ USD với Đông Nam Á giữa thương chiến, Việt Nam hưởng lợi ra sao?
Siêu cường châu Á chốt thỏa thuận thương mại 234 tỷ USD với Đông Nam Á giữa thương chiến, Việt Nam hưởng lợi ra sao?

ASEAN, gồm 10 quốc gia Đông Nam Á (bao gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, với tổng giá trị thương mại đạt 234 tỷ USD trong quý I năm 2025, theo dữ liệu từ Hải quan Trung Quốc.

Phiên bản 3.0 của khu vực thương mại tự do này (FTA 3.0) được kỳ vọng sẽ “mang lại sự chắc chắn hơn cho thương mại khu vực và toàn cầu, đồng thời đóng vai trò tiên phong và kiểu mẫu cho các quốc gia trong việc duy trì sự cởi mở, bao trùm và hợp tác cùng có lợi”, thông cáo nêu rõ.

Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính (thứ 9 từ trái sang) cùng các nhà lãnh đạo, quan chức Trung Quốc và các nước ASEAN đã dự lễ khai mạc Hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO) lần thứ 20 và Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh và đầu tư Trung Quốc - ASEAN (CABIS) tại thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc ngày 17/9/2024
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính (thứ 9 từ trái sang) cùng các nhà lãnh đạo, quan chức Trung Quốc và các nước ASEAN đã dự lễ khai mạc Hội chợ Trung Quốc – ASEAN (CAEXPO) lần thứ 20 và Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh và đầu tư Trung Quốc – ASEAN (CABIS) tại thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc ngày 17/9/2024

Các cuộc đàm phán bắt đầu từ tháng 11 năm 2022 và thỏa thuận bao gồm các lĩnh vực như kinh tế số, kinh tế xanh và kết nối chuỗi cung ứng.

Hiệp định này sẽ “thúc đẩy sự hội nhập sâu rộng giữa các chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng của hai bên”, thông báo cho biết thêm. Việt Nam, một thành viên hoạt động tích cực của ASEAN có thể hưởng lợi không nhỏ từ FTA 3.0.

Trung Quốc đã tăng cường hợp tác với ASEAN kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế nhập khẩu cao đối với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Trung Quốc với mức thuế thậm chí còn cao hơn. Một số khoản thuế đã được hoãn lại sau khi Trung Quốc và Mỹ đồng ý tạm dừng một phần các mức thuế trong tháng này.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thực hiện chuyến công du 3 quốc gia Đông Nam Á vào tháng 4 nhằm củng cố quan hệ với các nước láng giềng thân cận, đồng thời kêu gọi các quốc gia châu Á đoàn kết chống lại cái mà ông gọi là đối đầu địa chính trị, chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ.

Lễ ký kết chính thức của hiệp định thương mại dự kiến sẽ diễn ra trước cuối năm nay. Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc lần đầu tiên được ký vào năm 2002 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2010.

Theo Bangkok Post

Bài viết cùng chuyên mục

Danh sách các khu công nghiệp Bắc Ninh sau sáp nhập

Danh sách các khu công nghiệp Bắc Ninh sau sáp nhập

Sau sáp nhập tỉnh năm 2025, Bắc Ninh và Bắc Giang sẽ hình thành một đơn vị hành chính mới với tổng diện tích hơn 4.700 km2 và dân số hơn 3,6 triệu người – quy mô gấp ba lần tiêu chuẩn tối thiểu hiện hành của một tỉnh. Bắc Ninh từ lâu đã là [...]
Thái Nguyên: Tỷ lệ lấp đầy các cụm công nghiệp đạt 57%

Thái Nguyên: Tỷ lệ lấp đầy các cụm công nghiệp đạt 57%

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Thái Nguyên đã thành lập mới được 6 cụm công nghiệp, nâng tổng số lên 27/41 cụm công nghiệp trong quy hoạch có chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Trong số 27 CCN nói trên có 11 cụm đã đi vào hoạt động, thu hút được trên 60 [...]