Những điều nhà đầu tư cần lưu ý trong giai đoạn tiến hành đầu tư nhà máy tại các khu công nghiệp

Trong thời đại phát triển vũ bão của các khu và cụm công nghiệp, việc sở hữu một nhà máy tại các nơi đây đã trở thành một xu hướng cũng như một bước đệm đột phát dành cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội để phát triển thương hiệu của mình. Nắm bắt và hiểu rõ nhu cầu này của khách hàng, Nguyên Giáp xin ra mắt loạt bài viết nằm trong sổ tay tư vấn quy trình và thủ tục đầu tư nhà máy tại các khu công nghiệp ở Việt Nam.

Đối với bất cứ dự án nào thì giai đoạn tiến hành đầu tư luôn là giai đoạn quan trọng nhất bởi đây là giai đoạn đặt nền móng cho một dự án có thể được cấp phép kinh doanh và xây dựng cũng như đi vào hoạt động sau này. Khi bắt đầu bước vào giai đoạn tiến hành đầu tư, các nhà đầu tư cần chuẩn bị các giấy tờ sau đây:

  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC)
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC)
  • Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh (ORC)
  • Giấy phép Xây dựng
  • Các loại giấy phép Môi trường

*Lưu ý: Tùy vào quy định của các Tỉnh/ Thành phố mà các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị IRC và ERC tương ứng.

Quy trình xin giấy cấp phép xây dựng

Nội dung về thực hiện xin cấp Giấy phép xây dựng trong khu công nghiệp được thực hiện quy định của Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014, Nghị định số 14?2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Thông tư số 06/2021/TT-BXD ngày 30/06/2021 quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành và các Văn bản quy phạm pháp luật liên quan về quản lý xây dựng.

+ Quy định về phân cấp công trình xây dựng theo Thông tư số 06/2021/TT_BXD ngày 30/06/2021 được quy định như sau:

  1. Mức độ quan trọng, quy mô công suất: Áp dụng cho từng công trình độc lập hoặc một tổ hợp các công trình hoặc một dây chuyền công nghệ gồm nhiều hạng mục thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình theo các loại công trình quy định tại Phụ Lục I Thông tư này;
  2. Quy mô kết cấu: Áp dụng cho từng công trình độc lập thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình theo các loại kết cấu quy định tại Phụ lục II Thông tư này.

+ Đối với thủ tục và hồ sơ xin cấp phép xây dựng theo Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021, cụ thể như sau:

  • Thành phần hồ sơ dự kiến phải có khi đề nghị cấp giấy phép xây dựng như sau:
    • Đươn đề nghệ cấp Giấy phép xây dựng;
    • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất (Hợp đồng thuê lại đất hoặc Giất chứng nhận quyền sử dụng đất);
    • Quyết định phê duyệt dự án;
    • Văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng và hồ sơ bản vẽ thiết kế cở sở được đóng dấu xác nhận kèm theo (nếu có);
    • Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng theo quy định tại Khoản 4 Điều 41 Nghị định này;
    • Giấy phép chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy và các tài liệu, bản vẽ được thẩm duyệt kèm theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy;
    • Văn bản kết quả thực hiện thủ tục về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với trường hợp không thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng;
    • 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế kế cơ sở được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng của từng công trình trong nhóm Công trình hoặc toàn bộ dự án đã được phê duyệt gồm:
      • Trường hợp hồ sơ thiết kế xây dựng đối với công trình không theo tuyến:
        • Bản vẽ tổng mặt bằng toàn dự án, mặt bằng định vị công trình trình trên lô đất;
        • Bản vẽ kiến trúc các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình;
        • Bản vẽ mặt bằng, mặt cắt móng;
        • Các bản vẽ thể hiện giải pháp kết cấu chính của công trình;
        • Bản vẽ mặt bằng đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình, dự án.
      • Trường hợp hồ sơ thiết kế xây dựng đối với công trình theo tuyến:
        • Sơ đồ vị trí tuyến công trình; bản vẽ vẽ mặt bằng tổng thể hoặc bản vẽ bình đồ công trình; bản vẽ các mặt cắt dọc và mặt cắt ngang chủ yếu của tuyến công trình
        • Bản vẽ mặt bằng, mặt cắt móng;
        • Các bản vẽ thể hiện giải pháp kết cấu chính của công trình;
        • Bản vẽ mặt bằng đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình, dự án

+ Đối với thủ tục và hồ sơ xin phê duyệt quy hoạch đồ án chi tiết tỷ lệ 1/500 theo Nghị định 44/2015/NĐ-CP ngày 6/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng, cụ thể như sau:

  • Trường hợp dự án phải lập quy hoạch đồ án chi tiết tỷ lệ 1/500:
    Đối với dự án có tổng diện tích sử dụng đất từ 5ha (50.000m2) trở lên phải lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 (quy định cụ thể tại Khoản 5, Điều 10 của Nghị định 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015).
  • Nội dung đồ án quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 (Điều 14, Nghị định 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015, Thông tư 04/2022/TT-BXD ngày 24/10/2022):
    • Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, thực trạng đất xây dựng, dân cư, xã hội, kiến trúc, cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật; các quy định của quy hoạch chung, quy hoạch phân khu có liên quan đến khu vực quy hoạch.
    • Xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật cho toàn khu vực quy hoạch
    • Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất: xác định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao công trình, khoảng lùi công trình đối với từng lô đất và trục đường; vị trí, quy mô các công trình ngầm (nếu có).
    • Xác định chiều cao, cốt sàn và trần tầng một: hình thức kiến trúc, hàng rào, màu sắc, vật liệu chủ đạo của các công trình và các vật thể kiến trúc khác cho từng lô đất; tổ chức cây xanh công cộng, sân vườn, cây xanh đường phố và mặt nước trong khu vực quy hoạch.
    • Quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị được bố trí đến mạng lưới đường nội bộ, bao gồm các nội dung sau:
      • Xác định cốt xây dựng đối với từng lô đất;
      • Xác định mạng lưới giao thông (kể cả đường đi bộ nếu có), mặt cắt, chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng; xác định và cụ thể hóa quy hoạch chung, quy hoạch phân khu về vị trí, quy mô bến, bãi đỗ xe (trên cao, trên mặt đất và ngầm)
      • Xác định nhu cầu và nguồn cấp nước; vị trí, quy mô công trình nhà máy, trạm bơm nước; mạng lưới đường ống cấp nước và các thông số kỹ thuật chi tiết;
      • Xác định nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp năng lượng; vị trí, quy mô các trạm điện phân phối; mạng lưới đường dây trung thế, hạ thế và chiếu sáng đô thị;
      • Xác định nhu cầu và mạng lưới thông tin liên lạc;
      • Xác định lượng nước thải, rác thải; mạng lưới thoát nước; vị trí, quy mô các công trình xử lý nước bẩn, chất thải.
    • Đánh giá môi trường chiến lược:
      • Đánh giá hiện trạng môi trường về điều kiện địa hình; các vấn đề xã hội, văn hóa, cảnh quan thiên nhiên;
      • Phân tích, dự báo những tác động tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường; đề xuất hệ thống các tiêu chí bảo vệ môi trường để đưa ra các giải pháp quy hoạch không gian, kiến trúc và hạ tầng kĩ thuật tối ưu cho khu vực quy hoạch
      • Đề ra các giải pháp cụ thể giảm thiểu, khắc phục tác động đến môi trường đô thị khi triển khai thực hiện quy hoạch
      • Lập kế hoạch giám sát môi trường về kĩ thuật, quản lý và quan trắc môi trường.
    • Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất và hệ thống hạ tầng kỹ thuật thể hiện ở tỷ lệ 1/500. Thành phần hồ sơ thực hiện quy hoạch đồ án chi tiết tỷ lệ 1/500:
      • Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt đồ án;
      • Thuyết minh tổng hợp bao gồm bản vẽ in màu thu nhỏ;
      • Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng được duyệt;
      • Dự thảo quyết định phê duyệt đồ án;
      • Bản vẽ in màu đúng tỉ lệ quy định;
      • Các văn bản pháp lý có liên quan;
      • Văn bản giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư về nội dung đồ án quy hoạch;
      • Hồ sơ pháp nhân và hồ sơ năng lực cảu tổ chức tư vấn lập quy hoạch xây dựng
      • Đĩa CD sao lưu toàn bộ nội dung hồ sơ đồ án.

Quy trình xin cấp các loại giấy phép môi trường

Tùy vào quy mô và các yếu tố nhạy cảm về môi trường của dự án đầu tư, Nhà đầu tư phải xin cấp một trong các giấy phép sau đây:

  • Đánh giá sơ bộ tác động môi trường
  • Đánh giá tác động môi trường
  • Giấy phép môi trường
  • Đăng ký môi trường

Luật áp dụng:

  • Luật bảo về môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020;
  • Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022;
  • Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022;
  • Và Các Văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
  1. Đánh giá sơ bộ tác động môi trường

Đối tượng phải thực hiện:

  • Dự án đầu tư Nhóm I quy định tại Khoản 3 Điều 28 Luật bảo vệ môi trường năm 2020 và Phụ lục III – Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022

Thời điểm có thể thực hiện:

  • Trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, đề xuất chủ trương đầu tư, đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư.

Nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường bao gồm:

  1. Đánh giá sự phù hợp của địa điểm thực hiện dự án đầu tưu với Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia, Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và quy hoạch khác có liên quan;
  2. Nhận dạng, dự báo các tác động môi trường chính của dự án đầu tư đối với môi trường trên cơ sở quy mô. Công nghệ sản xuất và địa điểm thực hiện dự án;
  3. Nhận diện yếu tố nhạy cảm về môi trường của khu vực thực hiện dự án đầu tư theo các phương án về địa điểm (nếu có);
  4. Phân tích, đánh giá, lựa chọn phương án về quy mô, công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải, địa điểm thực hiện dự án đầu tư và biện pháp giảm thiể tác động môi trường;
  5. Xác định các vấn đề môi trường chính và phạm vi tác động đến môi trường cần lưu ý trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường.

 

  1. Đánh giá tác động môi trường

2.1 Đối tượng phải thực hiện:

  • Dự án đầu tư nhóm I theo Khoản 3 – Điều 28 của Luật Bảo vệ môi trường 2020;
  • Dự án đầu tư nhóm II theo điểm c, d, đ và e Khoản 4 – Điều 28 của Luật Bảo vệ môi trường 2020

2.2 Thực hiện đánh giá tác động môi trường:

  • Đánh giá tác động môi trường do chủ dự án đầu tư tự thực hiện hoặc thông qua đơn vị tư vấn có đủ điều kiện thực hiện – Đồng thời với quá trình thực hiện thủ tục đầu tư, sau khi ký Ghi nhớ thuê lại đất.

2.3 Nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường:

  • Theo quy định tại Mẫu 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT này 10/01/2022.

2.4 Thẩm định báo cáo đánh gái tác động môi trường:

  • Theo điều 34 Luật bảo vệ môi trường 2022
  • Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
    • Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022.
    • Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
    • Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư (Theo Mẫu A.I.3/ A.I.4)

2.5 Thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường:

  • Theo quy định tại Điều 35 Luật Bảo vệ môi trường 2020
  1. Giấy phép môi trường

3.1 Đối tượng phải có Giấy phép môi trường: Theo quy định tại Điều 39 Luật bảo vệ môi trường 2022

  1. Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III THEO ĐIỀU 28 LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
  2. Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

3.2 Nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường: Theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022.

  1. Nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tưu đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đi vào vận hành thử nghiệm.
  2. Nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, khu, cụm công nghiệp đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm I hoặc nhóm II.
  3. Nội dung chính của báo cáo đề xuát cấp giấy phép môi trường đối với dự án nhóm III.
  4. Nội dung chính cảu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với cơ sở đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án nhóm III.
  5. Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với từng đối tượng quy định tại các khoản a, b, c, d và e nêu trên được quy định tương ứng tại các Phụ lục VIII, X, XI và XII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022.

3.3 Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép môi trường: Theo quy định tại Điều 43 Luật bảo vệ môi trường năm 2020 và Điều 29 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022.

3.4 Thẩm quyền cấp Giấy phép môi trường: Theo Điều 41 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022

  1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường;
  2. Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường;
  3. Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.

3.5 Thời hạn cấp giấy phép môi trường được tính từ ngày nhận được đầu đủ hồ sơ hợp lệ và được quy định như sau:

  1. Không quá 45 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
  2. Không quá 30 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban Nhân dân cấp Tỉnh. Ủy ban Nhân dân cấp Huyện.
  3. Đăng ký môi trường: Theo quy định tại Điều 49 Luật bảo vệ môi trường năm 2020.

4.1 Đối tượng phải đăng ký:

  1. Dự án đầu tư có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường;
  2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.

4.2 Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này được miễn đăng ký môi trường bao gồm:

  1. Dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh;
  2. Dự án đầu tư khi đi vào vận hành và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phát sinh chất thải hoặc chỉ phát sinh chất thải với khối lượng nhỏ, được xử lý bằng công trình xử lý tại chỗ hoặc được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương;
  3. Đối tượng khác.

4.3 Thẩm quyền:

Ủy ban Nhân dân cấp Xã có trách nhiệm tiếp nhận trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc nhận bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đăng ký môi trường của đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này. Đối với dự án đầu tư, cơ sở trên đại bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp Xã trở lên, chủ dự án đầu tư, cơ sở được quyền chọn Ủy ban Nhân dân cấp Xã để đăng ký môi trường.

4.4 Nội dung đăng ký môi trường bao gồm:

  1. Thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở;
  2. Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; công nghệ, công suất, sản phẩm; nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng (nếu có)
  3. Loại và khối lượng chất thải phát sinh;
  4. Phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải theo quy định;

đ. Cam kết thực hiện công tác bảo vệ môi trường.

4.5 Thời điểm đăng ký môi trường được quy định như sau:

  1. Dự án đầu tư quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này và thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường phải đăng ký môi trường trước khi vận hành chính thức;
  2. Dự án đầu tư quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này nhưng không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường phải đăng ký môi trường trước khi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc trước khi xả chất thải ra môi tường đối với trường hợp không có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
  3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này phải đăng ký môi trường trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

___________________________________________________________________________________________________________________________

Đây là bài viết đầu tiên trong chuỗi bài viết Sổ tay tư vấn quy trình và thủ tục đầu tư nhà máy tại các khu công nghiệp.

Tải về Sổ tay tư vấn quy trình và thủ tục đầu tư nhà máy tại các khu công nghiệp tại đây

Xem phần 2 của loạt bài viết tại đây

Xem phần 3 của loạt bài viết tại đây

____________________________________________________________________________________________________________________________

Nguyên Giáp CO., LTD – Phân phối đầu tư bất động sản công nghiệp

Hotline: 097.994.4555 – Ms. Quỳnh

Website: nguyengiap.vn

Email: info@nguyengiap.vn

The Courses