Khu công nghiệp Hòa Mạc, Hà Nam

I. Tổng quan KCN Hòa Mạc

Vị trí địa lý và kết nối vùng:

KCN Hòa Mạc có vị trí quy hoạch tại thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam; nằm giáp tuyến quốc lộ 38 nối các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, cụ thể:

– Cách ngã tư Đồng Văn giao giữa đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình (Quốc Lộ 1) và quốc Lộ 38 6km
– Cách trung tâm thành phố Hà Nội 60km (tương đương 45 phút di chuyển);
– Cách sân bay Nội Bài 85km;
– Cách ga Đồng Văn (trên tuyến đường sắt Bắc – Nam) 5km;
– Cách cảng Hải Phòng 100km

Khoảng cách từ KCN Hòa Mạc tới các cửa ngõ kinh tế

Thông tin pháp lý:

Khu công nghiệp Hòa Mạc được Thủ tướng chính phủ chấp thuận chủ trương tại văn bản số 2003/TTg-CN ngày 25/12/2007. Sau đó, ngày 03/07/2008, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 0622100045 giao cho Công ty TNHH Quản lý Khai thác KCN Hòa Mạc (trực thuộc Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Đô thị Hoà Phát – Tập đoàn HOÀ PHÁT) làm chủ đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Hòa Mạc. Hòa Phát là công ty đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp  với uy tín tại Việt Nam với kinh nghiệm đầu tư thành công 03 KCN tại khu vực phía Bắc là KCN Phố Nối A, KCN Yên Mỹ – Hưng Yên và KCN Hòa Mạc – Hà Nam. Khu công nghiệp được quy hoạch trên diện tích 131 ha, đi vào hoạt động từ Quý 1/2010. KCN có thời hạn đến ngày 03/7/2058.

Ngành nghề hoạt động chính:

KCN Hòa Mạc được quy hoạch là khu công nghiệp đa ngành, các ngành nghề thu hút đầu tư chủ yếu thuộc các nhóm:

– Công nghiệp sản xuất linh kiện, lắp ráp điện tử, viễn thông

– Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm

– Công nghiệp may mặc, đóng giày

– Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp

– Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Bản quy hoạch mặt bằng KCN Hòa Mạc

II. Hệ thống cơ sở hạ tầng KCN Hòa Mạc

Hệ thống giao thông nội khu: Khu công nghiệp thiết kế đường nội khu theo dạng ô bàn cờ, kết nối tới từng lô đất với tải trọng nền đường tiêu chuẩn, đảm bảo xe container và xe tải tải trọng lớn hoạt động bình thường. Tại các tuyến đường KCN, chủ đầu tư cũng lưu tâm đến việc trồng cây xanh tạo cảnh quan. Khu công nghiệp dành 12% diện tích để trồng cây xanh.

Nguồn cấp điện: Nguồn điện trong KCN được lấy từ trạm biến áp 110/35KV cách Khu công nghiệp 1,5km thông qua trạm phân phối 35KV-25MVA được xây dựng tại Khu công nghiệp. Đường dây 110KV được đấu nối đến tường rào của từng nhà máy trong KCN.

Hệ thống cấp nước sạch: nguồn cấp nước trong KCN được đảm bảo bởi nhà máy nước Mộc Nam nằm cách KCN 3km. Tổng công suất cấp nước của tất cả các giai đoạn có thể lên tới 12.000m3/ ngày đêm, đảm bảo đáp ứng nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp trong KCN. Hệ thống nước sạch được cung cấp đến chân tường rào các nhà máy

Hệ thống xử lý nước thải:  Hệ thống thoát nước mưa và nước thải (nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt) được xây dựng riêng biệt. Nước mưa được thu gom qua hệ thống cống để đổ vào ngòi Cầu Giát và đổ ra Sông Hồng. Nước thải được thu gom về Nhà máy xử lý nước thải của Khu công nghiệp. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm nước thải tại chỗ đạt chuẩn cột B – tiêu chuẩn QCVN 40: 2011/BTNMT trước khi xả thải ra hệ thống xử lý nước thải chung của KCN. Nhà máy xử lý nước thải được xây dựng với công suất 5.000 m3/ngày đêm, sử dụng hệ thống xử lý sinh học.

Nguyên Giáp CO.,LTD – Phân phối đầu tư bất động sản công nghiệp

Hotline: 097.994.455 – Ms. Quỳnh

Website: nguyengiap.vn

Email: info@nguyengiap.vn

The Courses