Bên cạnh những thách thức trong việc tuân thủ các quy định về sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn, các doanh nghiệp dệt may trong nước cũng đang có những cơ hội rất lớn trong việc tiến sâu hơn vào các thị trường tỷ USD nếu có xuất xứ hàng hóa, bảo vệ môi trường.

Nhiều doanh nghiệp Dệt may hiện còn vướng khúc mắc khi chuyển hướng sang sản xuất xanh. <Ảnh minh họa>

Doanh nghiệp đối mặt nhiều thách thức

Chia sẻ tại Hội nghị quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2024 được Bộ Công Thương tổ chức vào ngày 19/9 vừa qua tại Đà Nẵng, ông Nguyễn Đức Trị, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, các nước đang ngày càng yêu cầu khắt khe hơn đối với các sản phẩm dệt may. Theo đó, sản phẩm dệt may phải đáp ứng các tiêu chuẩn liên quan đến phát thải carbon, sử dụng hóa chất an toàn và nguồn gốc nguyên liệu tái chế. Những quy định mới này buộc các doanh nghiệp trong nước phải chuyển dịch sang các quy trình sản xuất sạch hơn như sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, nguyên liệu tái chế và giảm thiểu chất thải trong sản xuất.

Để thích ứng, nhiều doanh nghiệp dệt may đã đầu tư đi vào thị trường ngách thông qua sản xuất các loại vải tái chế từ nhựa PET, vải cotton tái chế, hay sợi bền vững như sợi tre, sợi từ vỏ cây. Việc chuyển hướng sang sản xuất tiêu dùng bền vững thúc đẩy kinh tế tuần hoàn khiến doanh nghiệp gặp không ít khó khăn do phải thay đổi từ công nghệ, quy trình sản xuất. Chi phí để chuyển đổi sản xuất đang là gánh nặng cho không ít doanh nghiệp dệt may Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo ông Trị, để chuyển đổi sang sản xuất tiêu dùng bền vững thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, doanh nghiệp cần đầu tư rất lớn vào công nghệ, hệ thống xử lý nước thải, tiết kiệm năng lượng và sử dụng nguyên liệu tái chế… Cùng với chuyển đổi, chi phí sản xuất cũng tăng rất mạnh do các loại vải tái chế, bông hữu cơ và các chất liệu không gây ô nhiễm thường có giá thành cao hơn so với các nguyên liệu truyền thống và nguồn cung còn khan hiếm. Các chi phí, xử lý các vấn đề quản lý chất thải và chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp dệt may cũng là những thách thức không hề nhỏ với doanh nghiệp trong quá trình “xanh hóa” sản xuất.

“Một số doanh nghiệp chỉ xem sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn là một hình thức đối phó với các yêu cầu quốc tế thay vì coi đó là chiến lược dài hạn. Việc thiếu các kỹ năng quản lý chuỗi cung ứng bền vững cũng là một trở ngại lớn với doanh nghiệp”, ông Trị cho hay.

Bên cạnh các tiêu chuẩn về “xanh hoá”, theo các doanh nghiệp, khó khăn lớn nhất lúc này chính là chiến lược phát triển và chi phí để chuyển đổi quy trình sản xuất, vận hành chuỗi cung ứng. Thực tế cho thấy, hiện chưa có một tiêu chuẩn toàn cầu đồng nhất về sản xuất bền vững áp dụng chung cho ngành dệt may, dẫn đến khó khăn trong việc đánh giá và đảm bảo tính bền vững của các chuỗi cung ứng và sản phẩm.

Bên cạnh việc chuyển đổi sản xuất, theo đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam, các doanh nghiệp cần đầu tư phát triển và mở rộng nguồn nguyên liệu dệt may nội địa như sợi tái chế và các loại vải thân thiện với môi trường. Việc phát triển các nguồn nguyên liệu này sẽ giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, đồng thời đáp ứng các yêu cầu khắt khe về sản phẩm bền vững của thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp dệt may cũng có thêm nhiều cơ hội để tiếp cận thị trường lớn và bền vững hơn như EU, Mỹ, Nhật Bản.

Theo Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035, ngành dệt may Việt Nam phát triển bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn. Chính phủ sẽ có các chương trình hỗ trợ về vốn vay ưu đãi, chính sách ưu đãi thuế cho các dự án sản xuất xanh và các chương trình đào tạo giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận hơn với công nghệ và giải pháp bền vững.

Phải biết nắm bắt cơ hội

Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, bên cạnh các khó khăn, những quy định về phát triển xanh, yêu cầu sản xuất sạch, kinh tế tuần hoàn cũng là cơ hội để giúp các doanh nghiệp dệt may nâng cao giá trị thương hiệu và sức cạnh tranh trên thị trường.

“Với các doanh nghiệp chủ động và nghiêm túc chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn thì sản xuất và tiêu dùng bền vững đã tạo ra sự khác biệt cho doanh nghiệp mình trên thị trường, từ đó nâng cao giá trị thương hiệu doanh nghiệp, gia tăng lợi nhuận”, ông Trị nói.

Theo tổng giám đốc một doanh nghiệp dệt may lớn, việc chuyển đổi sản xuất xanh, thực hiện kinh tế tuần hoàn còn là cơ hội thúc đẩy đổi mới và sáng tạo, doanh nghiệp có thể tận dụng các cơ hội để sáng tạo ra các sản phẩm mới thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi sự quyết tâm, nỗ lực từ chính các lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ Chính phủ, các bộ ngành và địa phương trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và đào tạo lao động, hỗ trợ tư vấn về khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ sản xuất xanh, sản xuất tuần hoàn, có mức vay ưu đãi nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi.


Nguyên Giáp – Nguồn: cafef.vn

Bài viết cùng chuyên mục

Gala Dinner: Nguyên Giáp tổng kết một năm rực rỡ

Gala Dinner: Nguyên Giáp tổng kết một năm rực rỡ

Trong không khí rộn ràng chào đón năm mới, Công ty TNHH Tổng hợp Nguyên Giáp đã tổ chức một buổi tiệc tất niên thật ấm cúng và ý nghĩa. Buổi tiệc không chỉ là dịp để toàn thể cán bộ nhân viên cùng nhau nhìn lại một năm làm việc đầy thành công mà [...]
Bất động sản công nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ vao

Bất động sản công nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ vao

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh mẽ, vị trí chiến lược, chi phí cạnh tranh, tăng trưởng thương mại điện tử, chính sách thương mại cởi mở và vai trò trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Việt Nam đã thúc đẩy bất động sản công nghiệp bùng nổ. Cuộc chạy đua [...]
Thanh Hóa sắp có thêm khu công nghiệp gần 350 ha

Thanh Hóa sắp có thêm khu công nghiệp gần 350 ha

Khu công nghiệp Giang Quang Thịnh có tính chất, chức năng là khu công nghiệp đa ngành, trong đó ưu tiên công nghiệp công nghệ cao, quy mô lao động khoảng 30.000 người. UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 2526/QĐ-UBND phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ [...]
Sức hút đầu tư tại Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An

Sức hút đầu tư tại Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An

Năm 2024, Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An đã thu hút 20 dự án cấp mới, tổng vốn đăng ký 19.875 tỷ đồng và 20 dự án điều chỉnh tăng vốn, tổng vốn tăng thêm 21.891 tỷ đồng. Tổng số vốn cấp mới và điều chỉnh tăng thêm trong năm 41.766 tỷ… Ban Quản lý Khu [...]
Hải Dương: Quy hoạch Khu công nghiệp Nam Sách 1 rộng 120ha

Hải Dương: Quy hoạch Khu công nghiệp Nam Sách 1 rộng 120ha

UBND tỉnh Hải Dương đã có tờ trình đề nghị thông qua nhiệm vụ quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Nam Sách 1, huyện Nam Sách, tỷ lệ 1/2000. Theo tờ trình, Khu công nghiệp Nam Sách 1 được xây dựng trên diện tích khoảng 120ha (100ha diện tích quy hoạch khu [...]