
Sau đợt sáp nhập, Bắc Ninh và Bắc Giang sẽ hình thành một đơn vị hành chính mới với tổng diện tích hơn 4.700 km2 và dân số hơn 3,6 triệu người – quy mô gấp ba lần tiêu chuẩn tối thiểu hiện hành của một tỉnh.
Bắc Ninh từ lâu đã là “thủ phủ điện tử” của Việt Nam, thu hút nhiều tập đoàn công nghệ lớn hàng đầu như Samsung, Canon, Foxconn. Trong khi đó, Bắc Giang đã nổi lên mạnh mẽ trong những năm gần đây như một “ngôi sao mới” về công nghiệp phụ trợ.

Nhờ sự hợp nhất này, Việt Nam lần đầu tiên xuất hiện “siêu vùng công nghiệp” hội tụ đầy đủ 4 yếu tố: quy mô – công nghệ- nhân lực – kết nối vùng.
Ngoài sự hợp nhất để trở thành một đơn vị hành chính, đây cũng là một bước đi chiến lược để hình thành một chuỗi sản xuất điện tử kín từ gia công linh kiện đến lắp ráp và xuất khẩu sản phẩm hoàn chỉnh.
Bên cạnh đó, các hệ thống hạ tầng vùng đang được đồng bộ, kết nối chặt chẽ với địa phương. Các tuyến cao tốc Hà Nội – Bắc Giang – Lạng Sơn, quốc lộ 1A, đường vành đai 4 và các quy hoạch trọng điểm như sân bay Gia Bình (Bắc Ninh) hay trung tâm logistics tại Việt Yên (Bắc Giang) sẽ là bệ phóng quan trọng giúp vùng công nghiệp mới bứt tốc.
Với các nhà đầu tư, tập đoàn công nghiệp, bất động sản, công nghệ định vị thì đây là thời điểm “vàng” để “đóng cọc” vào trung tâm công nghiệp điện tử tương lai của Việt Nam.