Đoàn doanh nghiệp Ấn Độ trong lĩnh vực cơ khí, điện, năng lượng… đã đến TP.HCM tìm cơ hội mở rộng kinh doanh, đầu tư.

Đoàn doanh nghiệp Ấn Độ tìm hiểu các sản phẩm cơ khí tại Việt Nam

Ngày 18-7, ông Rohit Sharma – trưởng phòng ASEAN và châu Đại Dương, Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ (CII) – cho biết trước chuyến đi đến Việt Nam, các doanh nghiệp Ấn Độ đã tìm hiểu và nhận thấy cơ hội hợp tác với Việt Nam trong các ngành công nghiệp cơ khí, xây dựng, năng lượng đang mở ra.

“Đây cũng là thế mạnh của doanh nghiệp Ấn Độ. Đặc biệt trong sản xuất, chế tạo, một số sản phẩm của Ấn Độ đã có mặt ở nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới”, ông Rohit Sharma chia sẻ tại Hội nghị kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Ấn Độ và doanh nghiệp Việt được tổ chức ngày 18-7 ở TP.HCM.

Theo ghi nhận, đoàn doanh nghiệp Ấn Độ đến TP.HCM lần này đang hoạt động ở các ngành hàng như sơn, hóa chất, lĩnh vực nông nghiệp, quản lý chất thải… Ngoài ra còn có doanh nghiệp cung cấp các giải pháp hoàn thiện thiết bị bê tông, hạ tầng; năng lượng; năng lượng mặt trời; đường sắt; xây dựng cơ sở hạ tầng và vận tải đường sắt.

Theo ông Đào Minh Chánh – phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC), Ấn Độ hiện là một trong 10 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.

Thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy trao đổi thương mại giữa hai nước đã tăng hơn 60 lần, từ 200 triệu USD của năm 2000 lên trên 14,36 tỉ USD trong năm 2023, đưa Ấn Độ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Việt Nam.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều ước đạt 7,18 tỉ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Ấn Độ ước đạt 4,37 tỉ USD.

Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác, hóa chất cà phê… Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Ấn Độ nhiều nhất là sắt thép các loại, dược phẩm…

Ở cấp độ địa phương, kim ngạch xuất khẩu TP.HCM sang Ấn Độ 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 240 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023.

“Hiện cả Việt Nam và Ấn Độ đều đang chú trọng phát triển ngành cơ khí, điện, điện tử, công nghệ số và năng lượng. Ấn Độ và Việt Nam đều có nhu cầu tìm kiếm đối tác và thị trường mới, đây là thời điểm rất tốt để thúc đẩy hợp tác theo hướng hiệu quả hơn”, ông Chánh nhấn mạnh.

 

Nguyên Giáp – nguồn: tuoitre.vn

Bài viết cùng chuyên mục

Cụm Công Nghiệp Stavian Hưng Yên Đón Dự Án Đầu Tư 22 Triệu USD

Cụm Công Nghiệp Stavian Hưng Yên Đón Dự Án Đầu Tư 22 Triệu USD

Tiếp nối những nỗ lực không ngừng trong việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế bền vững, tỉnh Hưng Yên tiếp tục đón nhận tin vui với dự án đầu tư trị giá 22 triệu USD từ Tập đoàn Stavian. Dự án này tập trung vào sản xuất hệ thống lưu trữ [...]
Quy định mới về xác định xuất xứ hàng hóa xuất, nhập khẩu

Quy định mới về xác định xuất xứ hàng hóa xuất, nhập khẩu

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 33/2023/TT-BTC quy định cụ thể về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/7/2023. Thông tư số 33/2023/TT-BTC quy định, trước khi làm thủ tục hải quan đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, [...]
TP. Hồ Chí Minh sắp có thêm 10 khu công nghiệp mới

TP. Hồ Chí Minh sắp có thêm 10 khu công nghiệp mới

Điều này được bổ sung vào Quy hoạch TP thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch chung của TP đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. Theo báo Pháp Luật TP. HCM, Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP. HCM (HEPZA) vừa báo cáo kết quả [...]
Thanh Hóa sắp có thêm khu công nghiệp gần 350 ha

Thanh Hóa sắp có thêm khu công nghiệp gần 350 ha

Khu công nghiệp Giang Quang Thịnh có tính chất, chức năng là khu công nghiệp đa ngành, trong đó ưu tiên công nghiệp công nghệ cao, quy mô lao động khoảng 30.000 người. UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 2526/QĐ-UBND phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ [...]