Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 111 về Chương trình hành động tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Mục đích của chương trình nhằm tổ chức quán triệt sâu sắc và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc và có hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

 

Chính phủ đặt mục tiêu Việt Nam vào top 3 ASEAN về năng lực cạnh tranh công nghiệp

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030: đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm; GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD. Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội dưới 20%.

Việt Nam thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN về năng lực cạnh tranh công nghiệp; tỷ trọng công nghiệp đạt trên 40% GDP.

Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo đạt khoảng 30% GDP; tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt trên 45%; giá trị gia tăng công nghiệp chế tạo, chế biến bình quân đầu người đạt trên 2.000 USD.

Tỷ trọng của khu vực dịch vụ đạt trên 50% GDP, trong đó du lịch đạt 14 – 15% GDP.

Hình thành được một số tập đoàn, doanh nghiệp công nghiệp trong nước có quy mô lớn, đa quốc gia, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn.

Xây dựng và phát triển được một số cụm liên kết ngành công nghiệp trong nước có quy mô lớn, có năng lực cạnh tranh quốc tế; làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp…

Chính phủ cũng đề ra 10 nhiệm vụ trọng tâm với các bộ, ngành, địa phương. Trong đó có xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh, tự lực, tự cường; nâng cao năng lực ngành xây dựng. Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục cơ cấu lại ngành dịch vụ dựa trên nền tảng khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Phát triển khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thúc đẩy đô thị hóa nhanh và bền vững, gắn kết chặt chẽ và tạo động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…

 

Nguyên Giáp – nguồn: thanhnien.vn

Bài viết cùng chuyên mục

Thái Nguyên: Tỷ lệ lấp đầy các cụm công nghiệp đạt 57%

Thái Nguyên: Tỷ lệ lấp đầy các cụm công nghiệp đạt 57%

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Thái Nguyên đã thành lập mới được 6 cụm công nghiệp, nâng tổng số lên 27/41 cụm công nghiệp trong quy hoạch có chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Trong số 27 CCN nói trên có 11 cụm đã đi vào hoạt động, thu hút được trên 60 [...]
Việt Nam sắp có khu công nghiệp Net-zero đầu tiên

Việt Nam sắp có khu công nghiệp Net-zero đầu tiên

Tỉnh nằm ở Duyên hải Nam Trung Bộ đang nghiên cứu phát triển khu công nghiệp Net-zero đầu tiên của Việt Nam. Khái niệm chung về Net-zero Định nghĩa Net-zero: Net-zero được hiểu là cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống gần bằng 0 nhất có thể, với lượng khí thải [...]
Bắc Ninh sắp đón thêm dự án 1,8 tỷ USD từ Samsung

Bắc Ninh sắp đón thêm dự án 1,8 tỷ USD từ Samsung

Kể từ khi tập đoàn này rót vốn đầu tư, Bắc Ninh đã trở thành một trong những địa phương có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước. Tại hội nghị ngày 11/9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh đã thống nhất thông qua tờ trình về việc ký kết biên bản ghi [...]
Sản xuất công nghiệp: Động lực tăng trưởng của kinh tế

Sản xuất công nghiệp: Động lực tăng trưởng của kinh tế

Tăng trưởng kinh tế 9 tháng năm 2024 đạt 6,82%, cao hơn mức kỳ vọng trong bối cảnh 26 địa phương phía Bắc bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 vừa qua. Trong kết quả chung, sản xuất công nghiệp đã phát huy tốt vai trò động lực tăng trưởng cho nền kinh tế; [...]